Công bố thực phẩm thường

Thực phẩm là món hàng chịu sự quản lý rất chặt chẽ của các cơ quan nhà nước. Sản phẩm liên quan đến thực phẩm ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của cộng đồng nên chúng cần phải công bố chất lượng trước khi đưa ra thị trường. Các loại thực phẩm nhập khẩu bắt buộc phải làm điều này tại cục An toàn thực phẩm VFA. Công bố thực phẩm nhập khẩu có khó không và làm thế nào ? Xin mời các doanh nghiệp tham khảo các thủ tục sau đây!

Thiếu giấy tờ hồ sơ ? Sai hồ sơ đăng ký lưu hành thực phẩm ? Chuẩn bị giấy tờ mất quá nhiều thời gian ? Thường xuyên phải đi lại ? Tất cả các vấn đề đó đều được giải quyết nhanh gọn với đội ngũ luật sư giàu kinh nghiệm của IPGO!

Vì sao phải công bố thực phẩm ?

Theo nghị định 38/2012/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của luật vệ sinh an toàn thực phẩm: Công bố hợp quy hoặc công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm cần phải có giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm. Nghị định 15/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật An toàn thực phẩm cũng có rất nhiều quy định về việc các doanh nghiệp phải công bố thực phẩm !

Thực phẩm có thể ảnh hưởng tới sức khỏe của cả một cộng đồng. Vì thế việc công bố lưu hành là việc làm cần thiết !

Chuẩn bị hồ sơ công bố thực phẩm

Đối với các doanh nghiệp, chủ động về giấy tờ thủ tục sẽ giúp các bạn tiết kiệm thời gian. Doanh nghiệp có thể nhanh chóng nhập khẩu được mặt hàng theo kế hoạch.

Đối với thực phẩm nhập khẩu

  1. Bản công bố Hợp quy/phù hợp quy định an toàn thực phẩm
  2. Bản thông tin chi tiết về sản phẩm (Tiêu chuẩn cơ sở)
  3. Free sale (Giấy chứng nhận lưu hành tự do) Hoặc Healthy (Giấy chứng nhận y tế) hoặc tương đương do cơ quan nhà nước xuất xứ có thẩm quyền cấp trong đó có nội dung thể hiện sản phẩm an toàn với sức khỏe người tiêu dùng và phù hợp với pháp luật về thực phẩm
  4. CA (Certificate of Analysis – Kết quả kiểm nghiệm) trong vòng 12 tháng có đủ chỉ tiêu theo quy định
  5. Kế hoạch giám sát định kỳ
  6. Mẫu nhãn sản phẩm lưu hành tại nước xuất xứ
  7. Nội dung nhãn phụ sản phẩm thực phẩm
  8. Mẫu sản phẩm hoàn chỉnh (đối với Sản phẩm lần đầu tiên nhập về Việt Nam)
  9. Giấy đăng ký kinh doanh có ngành nghề kinh doanh thực phẩm hoặc chứng nhận pháp nhân đối với tổ chức, cá nhân
  10. Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm
  11. Chứng chỉ phù hợp tiêu chuẩn HACCP hoặc ISO 22000 hoặc tương đương nếu có

Lưu ý khi xin giấy đăng ký thực phẩm

Đối với thực phẩm nhập khẩu, hồ sơ phức tạp hơn ở hai giấy tờ sau đây:

  • Free sale (Giấy chứng nhận lưu hành tự do) Hoặc Healthy (Giấy chứng nhận y tế)
  • CA (Certificate of Analysis – Kết quả kiểm nghiệm) trong vòng 12 tháng có đủ chỉ tiêu theo quy định.

Ngoài ra còn có các quy định khác về các sản phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng:

  1. Giấy chứng nhận lưu hành tự do hoặc chứng nhận y tế hoặc giấy chứng nhận tương đương do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của nước xuất xứ cấp trong đó có nội dung thể hiện sản phẩm an toàn với sức khỏe người tiêu dùng và phù hợp với pháp luật về thực phẩm (bản gốc hoặc bản sao công chứng hoặc hợp pháp hóa lãnh sự)
  2. Thông tin, tài liệu khoa học chứng minh về tác dụng của mỗi thành phần tạo nên chức năng đã công bố (bản sao có xác nhận của tổ chức, cá nhân)

Hồ sơ công bố lưu hành thực phẩm khá phức tạp, nếu doanh nghiệp vướng mắc có thể liên hệ tới IPGO.

  • Tư vấn hoặc xây dựng chỉ tiêu xét nghiệm theo quy định và gửi mẫu kiểm nghiệm tại Việt Nam đạt chuẩn nếu chưa đạt chuẩn CA (Certificate of analysis)
  • Chỉ tiêu kiểm nghiệm được xây dựng trên nguyên tắc: Phù hợp quy định và tiết kiệm nhất cho doanh nghiệp
  • Nếu ngành nghề trong giấy phép kinh doanh chưa đúng quy định thì chúng tôi tư vấn và hỗ trợ xin đăng ký bổ sung ngành nghề kinh doanh cho phù hợp

Quy trình 5 bước công bố thực phẩm

Bước 1: Quý khách vui lòng chuẩn bị mọi thủ tục hồ sơ như IPGO đã trình bày !

Bước 2: Doanh nghiệp tạo tài khoản và đăng nhập ở trang của cục An toàn thực phẩm tại: http://congbosanpham.vfa.gov.vn/HomePage.do

Tại đó, doanh nghiệp có thể upload văn bản, tạo hồ sơ trực tuyến và theo dõi tiến trình hồ sơ trên web !

Trong hầu hết các trường hợp, doanh nghiệp sẽ bị vướng mắc hồ sơ và kéo dài thời gian làm việc ! Nếu quý vị cũng gặp trường hợp đó, vui lòng liên hệ tới IPGO chúng tôi để được tư vấn ! Chúng tôi với đội ngũ chuyên viên chuyên công bố thực phẩm sẽ giúp bạn.

Bước 3: Sau khi upload hồ sơ và khai đầy đủ thông tin, các bạn cần phải chuyển phí thẩm định hồ sơ cho cơ quan nhà nước.

Hoàn thành các bước khai báo và ký điện tử, doanh nghiệp vào chức năng Thanh toán để Nộp phí thẩm định theo quy định tại Thông tư 149 của Bộ Y tế trên hệ thống.

  • Đối với thực phẩm chức năng, thực phẩm bổ sung vi chất: 1.500.000VNĐ
  • Đối với thực phẩm thường: 500.000VNĐ

Doanh nghiệp có thể nộp tiền theo các hình thức sau:

  • Nộp trực tiếp trên Internet bằng tài khoản thẻ ngân hàng trên chức năng Thanh toán
  • Nộp tiền vào tài khoản tại ngân hàng của Cục ATTP và upload hóa đơn nộp tiền (hóa đơn chuyển khoản) trên chức năng Thanh toán
  • Nộp tiền trực tiếp tại Phòng tài chính – kế toán của Cục

Bước 4: Nộp lệ phí cấp số và nhận kết quả xử lý hồ sơ trực tuyến.

  • Sau khi Hồ sơ được Lãnh đạo cục phê duyệt, hệ thống Thông báo Doanh nghiệp tiến hành nộp lệ phí cấp giấy theo quy định tại thông tư 149/BYT.
  • Mỗi giấy tiếp nhận công bố hợp quy hoặc Giấy xác nhận công bố phù hợp quy định ATTP yêu cầu doanh nghiệp nộp 150.000 VNĐ
  • Doanh nghiệp vào chức năng Thanh toán để tiến hành nộp lệ phí Cấp giấy. Doanh nghiệp có thể nộp tiền theo 3 hình thức như đối với nôp phí thẩm xét.
  • Với các hồ sơ đã thanh toán lệ phí, văn thư Cục sẽ tiến hành cấp Giấy tiếp nhận/ Giấy xác nhận cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp có thể tải Giấy tiếp nhận công bố hợp quy hoặc Giấy xác nhận công bố phù hợp quy định ATTP có chữ ký số của Cục trên Danh sách hồ sơ đã trả và tra cứu Số hồ sơ đã trả trên Trang chủ của hệ thống.

Bước 5: Theo dõi tình trạng hồ sơ và hồ sơ đã phê duyệt, nhận kết quả.

Đăng nhập bằng tài khoản của quý vị tại http://congbosanpham.vfa.gov.vn/ và theo dõi hồ sơ đã upload. Nếu được duyệt, bạn sẽ có thể tải xuống hồ sơ đã được cấp phép từ đó.

Xem hướng dẫn các bước rất chi tiết Tại đây.

Công bố phụ gia thực phẩm nhập khẩu

Theo quy định của Luật An toàn thực phẩm và các văn bản hướng dẫn thi hành thì đối với những sản phẩm phụ gia chưa có quy chuẩn Việt Nam được thực hiện theo thủ tục công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm.

Hồ sơ công bố phụ gia nhập khẩu

  • Bản công bố Hợp quy/phù hợp quy định ATTP
  • Bản thông tin chi tiết về sản phẩm
  • Free sale Certificate (Giấy chứng nhận lưu hành tự do) Hoặc Healthy (Giấy chứng nhận y tế) hoặc tương đương do cơ quan nhà nước xuất xứ có thẩm quyền cấp trong đó có nội dung thể hiện sản phẩm an toàn với sức khỏe người tiêu dùng và phù hợp với pháp luật về thực phẩm (bản gốc hoặc sao y công chứng hoặc hợp pháp hóa lãnh sự)
  •  Phiếu kiểm nghiệm sản phẩm trong vòng 12 tháng có đủ chỉ tiêu theo quy định (Bản gốc hoặc bản sao chứng thực)
  • Kế hoạch giám sát định kỳ
  • Mẫu nhãn sản phẩm lưu hành tại nước xuất xứ.
  • Nội dung nhãn phụ sản phẩm
  • Mẫu sản phẩmhoàn chỉnh (đối với Sản phẩm lần đầu tiên nhập về Việt Nam)
  • Giấy đăng ký kinh doanh có ngành nghề kinh doanh thực phẩm hoặc chứng nhận pháp nhân đối với tổ chức, cá nhân (bản sao có xác nhận của tổ chức, cá nhân)
  • Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP ( bản sao )
  • Thông tin, tài liệu khoa học chứng minh về tác dụng của mỗi thành phần tạo nên chức năng đã công bố

 Trong đó, Bản công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm và bản thông tin chi tiết sản phẩm là kê khai trực tiếp trên hệ thống những đầu mục hồ sơ còn lại người đại diện theo pháp luật ký tên đóng dấu và scan lại bằng định dạng PDF hoặc dạng Ảnh để đính kèm hồ sơ.

Tựu chung lại: Phụ gia thực phẩm cũng được đăng ký lưu hành như thực phẩm nhập khẩu.

IPGO có nhiều năm kinh nghiệm tư vấn công bố lưu hành mỹ phẩm cho khách hàng. Nếu các bạn vướng mắc thủ tục hồ sơ có thể liên hệ ngay tới chúng tôi để được tư vấn tốt nhất nhé !

Chúc quý vị và các bạn thành công ! Chúng tôi còn cung cấp rất nhiều các dịch vụ công bố sản phẩm khác nhé !