THỜI HẠN PHẢN ĐỐI CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU ĐÃ ĐƯỢC RÚT NGẮN

1. Quy định hiện hành về thời hạn phản đối cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu

Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009 và 2019) có quy định về việc có ý kiến của người thứ ba về việc cấp văn bằng bảo hộ như sau:

Điều 112. Ý kiến của người thứ ba về việc cấp văn bằng bảo hộ

Kể từ ngày đơn đăng ký sở hữu công nghiệp được công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp đến trước ngày ra quyết định cấp văn bằng bảo hộ, bất kỳ người thứ ba nào cũng có quyền có ý kiến với cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp về việc cấp hoặc không cấp văn bằng bảo hộ đối với đơn đó. Ý kiến phải được lập thành văn bản kèm theo các tài liệu hoặc trích dẫn nguồn thông tin để chứng minh.

Theo quy định trên, có thể thấy, thời hạn có ý kiến của người thứ ba (bao gồm việc cung cấp thông tin hay yêu cầu phản đối) đối với đơn đăng ký sở hữu công nghiệp nói chung và đơn đăng ký nhãn hiệu nói riêng là kể từ ngày đơn được công bố đến trước ngày ra quyết định cấp văn bảng bảo hộ, thời hạn này có thể dài, ngắn khác nhau tuỳ vào tiến độ thẩm định nội dung đơn và không có giới hạn cụ thể.

Việc áp dụng quy định trên trong thời gian qua đã bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập. Cụ thể:

Có những đơn đăng ký nhãn hiệu đã được công bố được trên 02 năm, đã có thông báo dự định cấp văn bằng bảo hộ và nộp phí, lệ phí cấp văn bằng nhưng vì có yêu cầu phản đối của người thứ ba mà dẫn tới thời gian xử lý đơn bị kéo dài từ 3-4 năm. Điều này không chỉ gây ảnh hưởng đến quyền lợi của chủ đơn mà còn gây ra gánh nặng cho cơ quan chức năng.

2. Quy định về thời hạn phản đối cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu trong Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi năm 2022

Khắc phục hạn chế, bất cập ở quy định trên, Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi năm 2022 (có hiệu lực thi hành từ ngày 01/02/2023) đã có những sửa đổi, bổ sung liên quan đến việc cung cấp thông tin và có ý kiến phản đối của người thứ ba.

Cụ thể:

Điều 112. Ý kiến của người thứ ba về việc cấp văn bằng bảo hộ

Kể từ ngày đơn đăng ký sở hữu công nghiệp được công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp đến trước ngày ra quyết định cấp văn bằng bảo hộ, bất kỳ người thứ ba nào cũng có quyền có ý kiến với cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp về việc cấp hoặc không cấp văn bằng bảo hộ đối với đơn đó. Ý kiến phải được lập thành văn bản kèm theo tài liệu hoặc trích dẫn nguồn thông tin để chứng minh.

Văn bản nêu ý kiến của người thứ ba được coi là một nguồn thông tin tham khảo cho quá trình xử lý đơn đăng ký sở hữu công nghiệp.

Điều 112a. Phản đối đơn đăng ký sở hữu công nghiệp

1. Trước ngày ra quyết định cấp văn bằng bảo hộ, trong các thời hạn sau đây, bất kỳ người thứ ba nào cũng có quyền phản đối việc cấp văn bằng bảo hộ:

a) Chín tháng kể từ ngày đơn đăng ký sáng chế được công bố;

b) Bốn tháng kể từ ngày đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp được công bố;

c) Năm tháng kể từ ngày đơn đăng ký nhãn hiệu được công bố;

d) Ba tháng kể từ ngày đơn đăng ký chỉ dẫn địa lý được công bố.

2. Ý kiến phản đối quy định tại khoản 1 Điều này phải được lập thành văn bản kèm theo tài liệu hoặc trích dẫn nguồn thông tin để chứng minh và phải nộp phí, lệ phí.

3. Cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp có trách nhiệm xử lý ý kiến phản đối quy định tại khoản 2 Điều này theo trình tự, thủ tục do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định.

Qua quy định nêu trên, có thể thấy hiện nay các nhà làm luật đã tách “phản đối đơn” ra thành một trường hợp riêng. Theo đó, việc phản đối đơn đăng ký nhãn hiệu phải thực hiện trong thời hạn 05 tháng kể từ ngày đơn được công bố. Hết thời hạn nêu trên,  yêu cầu phản đối đơn sẽ không được chấp nhận. 

Quy định này đã khắc phục được phần nào hạn chế của quy định trước đó, đồng thời cũng buộc các chủ thể quyền phải chủ động hơn trong việc bảo về quyền liên quan đến nhãn hiệu của mình

Như vậy, chỉ còn khoảng 03 tháng nữa là thời hạn phản đối đơn sẽ bị giới hạn. Để tránh trường hợp đơn yêu cầu phản đối bị từ chối do quá thời hạn, chúng tôi khuyến nghị Quý Khách hàng nên nhanh chóng tiến hành rà soát và thực hiện thủ tục phản đối đơn càng sớm, càng tốt.

3. Dịch vụ phản đối đơn đăng ký nhãn hiệu của IPGO

 IPGO triển khai dịch vụ phản đối đơn đăng ký nhãn hiệu với quy trình cụ thể như sau:

  • Bước 1: Tư vấn, đánh giá mức độ tương tự giữa nhãn hiệu của Khách hàng và nhãn hiệu bị phản đối cấp; Hướng dẫn Khách hàng chuẩn bị các hồ sơ, tài liệu cần thiết cho hồ sơ phản đối đơn.
  • Bước 2: Soạn thảo công văn phản đối và kiểm tra các tài liệu, chứng cứ để tiến hành thủ tục Phản đối đơn theo yêu cầu hợp pháp của Khách hàng tại Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam.
  • Bước 3: Thay mặt Khách hàng thực hiện thủ tục phản đối đơn đăng ký nhãn hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam.
  • Bước 4: Phối hợp với Khách hàng theo dõi tiến trình tiếp nhận và xử lý yêu cầu Phản đối đơn đăng ký nhãn hiệu của Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam và thông báo kịp thời cho Khách hàng về kết quả xử lý của Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam

Thông thường, việc tiếp nhận và xử lý yêu cầu Phản đối đơn đăng ký nhãn hiệu được tiến hành như sau:

  • Trong trường hợp xét thấy ý kiến của người thứ ba là có cơ sở, Cục Sở hữu trí tuệ thông báo về ý kiến đó cho người nộp đơn và ấn định thời hạn tối đa là 01 tháng kể từ ngày ra thông báo để người nộp đơn trả lời bằng văn bản. Sau khi nhận được ý kiến phản hồi của người nộp đơn, nếu xét thấy cần thiết, Cục Sở hữu trí tuệ thông báo về ý kiến phản hồi cho người thứ ba và ấn định thời hạn tối đa là 01 tháng kể từ ngày ra thông báo để người thứ ba trả lời bằng văn bản về ý kiến phản hồi đó. Sau thời hạn nói trên, Cục Sở hữu trí tuệ xử lý ý kiến của người nộp đơn và người thứ ba trên cơ sở chứng cứ, lập luận do các bên cung cấp và tài liệu có trong đơn. Người thứ ba cũng được thông báo về kết quả thẩm định đơn tương ứng.
  • Trong trường hợp xét thấy ý kiến của người thứ ba là không có cơ sở, Cục Sở hữu trí tuệ không phải thông báo về ý kiến đó cho người nộp đơn, nhưng phải thông báo cho người thứ ba về việc từ chối xem xét ý kiến, có nêu rõ lý do.
  • Trong trường hợp ý kiến của người thứ ba liên quan đến quyền đăng ký, nếu xét thấy không thể xác định ý kiến đó là có cơ sở hay không, Cục Sở hữu trí tuệ thông báo để người thứ ba nộp đơn khởi kiện ra Tòa án có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự. Trong thời hạn 01 tháng kể từ ngày Cục Sở hữu trí tuệ ra thông báo mà người thứ ba không gửi cho Cục Sở hữu trí tuệ bản sao thông báo thụ lý vụ án của Tòa án thì Cục Sở hữu trí tuệ coi như người thứ ba rút bỏ ý kiến và tiếp tục xử lý đơn như không có ý kiến của người thứ ba. Trường hợp Cục Sở hữu trí tuệ nhận được bản sao thông báo thụ lý vụ án của Tòa án của người thứ ba trong thời hạn nêu trên, Cục Sở hữu trí tuệ tạm dừng việc xử lý đơn để chờ kết quả giải quyết tranh chấp của Tòa án. Sau khi nhận được kết quả giải quyết của Tòa án, việc xử lý đơn sẽ được tiến hành phù hợp với kết quả đó.
  • Cục Sở hữu trí tuệ tổ chức đối thoại trực tiếp giữa người thứ ba và người nộp đơn để làm rõ hơn vấn đề có ý kiến phản đối nếu xét thấy cần thiết hoặc có yêu cầu của cả hai bên.

Trong trường hợp Quý Khách cần tư vấn về thủ tục nêu trên, Quý Khách vui lòng liên hệ với chúng tôi theo thông tin sau để được tư vấn cụ thể:

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN VÀ SỞ HỮU TRÍ TUỆ IPGO

Số 25 Vũ Ngọc Phan, Phường Láng Hạ, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội

Tel:   0948 622 612              Email: banquyen14@gmail.com