Đăng ký bản quyền và độc quyền logo tại Việt Nam

Như chúng ta đã biết, hiện nay trên thị trường xuất hiện rất nhiều nhãn hiệu hay logo khác nhau. Xét về bản chất và chức năng chính thì chúng được dùng để phân biệt một sản phẩm hay dịch vụ của các cá nhân/doanh nghiệp này với các cá nhân/doanh nghiệp khác. Chính vì vậy, việc bảo hộ nhãn hiệu hay bảo hộ bản quyền tác giả được đặt ra để bảo vệ cái riêng biệt và độc nhất của Logo với các đối thủ cạnh tranh, giúp người tiêu dùng phân biệt được các sản phẩm hàng hóa hay các dịch vụ khác nhau trên thị trường.

Tuy nhiên, nên đăng ký Bảo hộ nhãn hiệu hay Bản quyền tác giả? Hai loại hình này có gì khác nhau? Khả năng bảo hộ của hai loại đăng ký này như thế nào? Nếu đăng ký cả Bảo hộ nhãn hiệu và Bản quyền tác giả thì có được không? Bài phân tích ngắn gọn dưới đây sẽ dẫn giải vào từng vấn đề để các cá nhân/tổ chức được hiểu rõ thông tin và bảo vệ các quyền của mình, cũng như tránh xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu/logo tại Việt Nam.

Theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam, hiện nay chỉ có 2 loại hình đăng ký để bảo hộ logo tại Việt Nam đó là:  

  1. Đăng ký bảo hộ bản quyền tác giả tại Cục Bản Quyền
  2. Đăng ký bảo hộ độc quyền nhãn hiệu tại Cục Sở Hữu Trí Tuệ

Hình thức đăng ký bản quyền logo

ĐĂNG KÝ BẢO HỘ BẢN QUYỀN TÁC GIẢ

Đăng ký bảo hộ bản quyền tác giả là việc chủ sở hữu logo tiến hành đăng ký logo với Cơ quan nhà nước có thẩm quyền để ghi nhận quyền tác giả và quyền chủ sở hữu của mình với logo, từ đó nhằm ngăn chặn những hành vi xâm phạm, lợi dụng logo của mình để trục lợi bất hợp pháp.

Bảo hộ quyền tác giả đối với logo là bảo hộ cho sự sáng tạo liên quan đến tính mỹ thuật của Logo đó, tức là logo sẽ được bảo hộ cách trình bày, cách thiết kế, màu sắc, hình khối và bố cục. Phạm vi bảo hộ bản quyền của logo không bị giới hạn trong bất cứ lĩnh vực kinh doanh nào.

Việc xét duyệt cấp giấy chứng nhận đăng ký bản quyền tác giả được Cục bản quyền dựa trên tính trung thực của người nộp đơn. Tức là chỉ cần logo đảm bảo được tính sáng tạo và tính nguyên gốc là đã đáp ứng được yêu cầu cấp giấy chứng nhận của Cục bản quyền.

Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả

Lưu ý: Quyền tác giả đối với một Logo phát sinh ngay sau khi Logo được hình thành, không phụ thuộc vào việc logo có được đăng ký tại Cục bản quyền tác giả hay không.

Tuy nhiên, việc đăng ký quyền tác giả cho logo giúp bạn ngăn chặn những hành vi sao chép, sử dụng “chùa” logo của bạn để thu lợi bất chính. Trên thực tế, khi xảy ra trường hợp xâm phạm quyền đối với logo, bạn có thể khởi kiện đối tượng vi phạm. Nếu đã sở hữu Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, bạn sẽ không có nghĩa vụ phải chứng minh mình là tác giả hoặc chủ sở hữu của logo. Việc chứng minh này thường rất phức tạp trong nhiều tình huống. Chính vì vậy, việc sớm được ghi nhận là chủ sở hữu quyền tác giả đối với logo sẽ là một căn cứ pháp lý vững chắc để bạn ngăn chặn hành vi xâm phạm và có quyền yêu cầu bồi thường tổn thất.

Thời gian đăng ký bản quyền theo quy định của Cục Bản Quyền là 15 ngày làm việc (không tính Thứ 7 và Chủ Nhật). Tuy nhiên, do có sự quá tải nên thời gian đăng ký bản quyền thực tế thường kéo dài từ 30 – 40 ngày làm việc.

ĐĂNG KÝ BẢO HỘ ĐỘC QUYỀN NHÃN HIỆU

Bảo hộ độc quyền nhãn hiệu là việc chủ sở hữu logo/nhãn hiệu nộp đơn đăng ký yêu cầu Cục sở hữu trí tuệ ghi nhận cho chủ sở hữu được độc quyền sử dụng logo/nhãn hiệu đó để gắn lên dịch vụ hàng hóa mà họ kinh doanh.

Đăng ký độc quyền nhãn hiệu cũng được bảo hộ cách trình bày, cách thiết kế, hình vẽ và bố cục của nhãn hiệu. Phạm vi bảo hộ độc quyền của nhãn hiệu khác với bản quyền là chỉ được bảo hộ trong một lĩnh vực kinh doanh nhất định.

Ví dụ: Công ty Honda Việt Nam được cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu Wave cho lĩnh vực kinh doanh “sản xuất xe moto, xe gắn máy”. Vì vậy, chỉ có công ty Honda Việt Nam được độc quyền sử dụng nhãn hiệu “Wave” cho lĩnh vực về “xe moto, xe gắn máy” ở Việt Nam.

Việc cấp giấy chứng nhận đăng ký độc quyền nhãn hiệu được Cục Sở hữu trí tuệ xem xét dựa trên tính phân biệt của nhãn hiệu và sự trùng lặp hay tương tự với các nhãn hiệu đã đăng ký trước đây. Tức là nếu nhãn hiệu đăng ký mang tính phân biệt cao, không bị trùng hay tương tự với các nhãn hiệu đã được độc quyền trước đây thì sẽ được Cục sở hữu trí tuệ cấp giấy chứng nhận độc quyền.

IPGO xử lý tranh chấp nhãn hiệu Tam Mao TV

IPGO là đơn vị xử lý tranh chấp nhãn hiệu Tam Mao TV

Lưu ý: Nhãn hiệu chỉ được bảo hộ độc quyền khi chủ sở hữu nộp đơn đăng ký và được Cục Sở hữu trí tuệ chấp nhận cấp giấy chứng nhận.

Việc được độc quyền nhãn hiệu sẽ giúp cho người nộp đơn được pháp luật bảo hộ toàn diện. Theo đó, không có bất kỳ cá nhân, tổ chức nào có quyền sử dụng nhãn hiệu trùng hay tương tự như nhãn hiệu đã được đăng ký, trong cùng lĩnh vực. Điều này giúp sản phẩm của người nộp đơn là độc quyền trên thị trường. Góp phần hạn chế tối đa sự nhầm lẫn của người tiêu dùng và tránh được các hành vi làm giả làm nhái sản phẩm.

Thời gian đăng ký độc quyền nhãn hiệu theo quy định là 12 tháng kể từ ngày nộp đơn đăng ký. Tuy nhiên, thời gian nộp đơn thực tế sẽ kéo dài từ 24 – 36 tháng theo tình trạng chung của mọi đơn đăng ký độc quyền tại Việt Nam.

Quý doanh nghiệp/cá nhân có thể lựa chọn loại hình đăng ký bảo hộ logo phù hợp dựa trên mục đích thực tế sử dụng. Một logo có thể đăng ký cả hai loại hình Bản Quyền và Độc Quyền để có được mức độ bảo vệ cao nhất và toàn vẹn nhất.

Để được tư vấn MIỄN PHÍ một cách toàn diện, Quý khác vui lòng liên hệ:

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN VÀ SỞ HỮU TRÍ TUỆ IPGO
Địa chỉ: 25 Vũ Ngọc Phan, P.Láng Hạ, Q.Đống Đa, TP.Hà Nội
Email: banquyen14@gmail.com
Hotline: 0948 622 612 – 0363 586 792
Website: www.ipgo.vn