Chuyển đổi Hộ kinh doanh thành Công ty TNHH một thành viên

Hộ kinh doanh cá thể là một hình thức kinh doanh nhỏ lẻ, quy mô vốn thấp dành cho các cá nhân, hộ gia đinh. Tuy nhiên, với nhu cầu khách hàng ngày càng lớn cũng như mở rộng sán xuất kinh doanh, nhiều hộ kinh doanh lựa chọn chuyển đổi thành loại hình doanh nghiệp để đáp ứng nhu cầu phát triển của thị trường.

Do đó căn cứ vào pháp luật hiện hành cũng như nhu cầu cụ thể của Quý khách hàng, trong bài viết này IPGO tư vấn, cung cấp dịch vụ, tư vấn thủ tục chuyển đổi từ hộ kinh doanh thành công ty TNHH một thành viên cụ thể như sau:

  1. Căn cứ pháp luật:

– Luật doanh nghiệp năm 2020;

– Nghị định 01/2021/NĐ-CP ngày 04/01/2021 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp;

– Thông tư 01/2021TT-BKHĐT hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp.

II.Tư vấn chung:

  1. Ưu và nhược điểm của loại hình công ty TNHH 1 thành viên

1.1. Ưu điểm:                                                    

– Do có tư cách pháp nhân nên các thành viên công ty TNHH chỉ có trách nhiệm về các hoạt động của công ty trong phạm vi số vốn góp vào công ty nên rất ít gây rủi ro cho người góp vốn.

– Cơ cấu tổ chức gọn nhẹ dễ dàng ra quyết định trong các vấn đề.

1.2.Nhược điểm:

– Loại hình doanh nghiệp này không được phát hành cổ phiếu. Do đó, việc huy động vốn của công ty sẽ bị hạn chế. Công ty sẽ không có số vốn lớn để có thể triển khai những kế hoạch kinh doanh lớn. 

– Công ty TNHH 1 thành viên chịu sự điều chỉnh của pháp luật chặt chẽ hơn.

– Do công ty TNHH một thành viên chỉ do một cá nhân hoặc tổ chức làm chủ sở hữu. Nên khi huy động thêm vốn góp của cá nhân, tổ chức khác. Sẽ phải thực hiện thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp: Thành công ty TNHH hai thành viên hoặc công ty Cổ phần.

– Công ty TNHH 1 thành viên không được rút vốn trực tiếp. Mà phải bằng cách chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ số vốn cho tổ chức hoặc cá nhân khác.

  1. Hồ sơ chuyển đổi
  • Giấy đề nghị thành lập doanh nghiệp công ty TNHH một thành viên
  • Điều lệ mới của công ty Chuyển đổi.
  • Bản chính giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh
  • Bản sao giấy chứng nhận đăng ký thuế

–          Văn bản cử người đại diện theo ủy quyền trong trường hợp chủ sở hữu là tổ chức

–         Văn bản của Cơ quan đăng ký đầu tư chấp thuận về việc góp vốn, mua phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đối với trường hợp phải thực hiện thủ tục đăng ký góp vốn mua phần vốn góp theo quy định của Luật Đầu tư.

– Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ sau đây:

+ Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đối với chủ sở hữu công ty là tổ chức

+ Bản sao CMND/CCCD/Hộ chiếu hoặc giấy tờ pháp lý khác còn hiệu lực pháp luật đối với người đại diện theo ủy quyền của chủ sở hữu là tổ chức

+ Bản sao CMND/CCCD/Hộ chiếu hoặc giấy tờ pháp lý khác còn hiệu lực pháp luật của chủ sở hữu công ty, người đại diện theo pháp luật là cá nhân.

+ Bản sao Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của  người được ủy quyền nộp hồ sơ.

  • Giấy ủy quyền cho người nộp hồ sơ

III. Trình tự, thủ tục chuyển đổi hộ kinh doanh thành công ty TNHH 1 thành viên

Bước 1: IPGO sẽ căn cứ vào nhu cầu của khách hàng để soạn thảo hồ sơ chuyển đổi loại hình để khách hàng ký tên.

Bước 2:  Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, IPGO tiến hành Nộp hồ sơ chuyển đổi loại hình tại Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh/thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính. Quý khách hàng có thể lựa chọn nộp hồ sơ bằng một trong hai phương thức:

– Nộp tại Bộ phận một cửa của Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở KH&ĐT (Phòng ĐKKD) tỉnh/ thành phố nơi Doanh nghiệp đóng trụ sở chính;

– Nộp hồ sơ trực tuyến qua mạng điện tử tại Cổng Thông tin Đăng ký doanh nghiệp Quốc gia

Bước 3: Giải quyết hồ sơ:

Trong thời hạn từ 03- 05 ngày Phòng Đăng ký kinh doanh của Sở Kế hoạch và Đầu tư sẽ có trách nhiệm xem xét tính hợp lệ của hồ sơ và thực hiện thủ tục chuyển đổi cho công ty;

Trường hợp từ chối và yêu cầu bổ sung vào hồ sơ đăng ký kinh doanh thì Phòng Đăng ký kinh doanh của Sở Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp biết. Thông báo phải nêu rõ lý do, các yêu cầu sửa đổi, bổ sung (nếu có);

Bước 4: Nhận kết quả Đăng ký kinh doanh mới:

Sau khi hồ sơ hợp lệ,Phòng đăng ký kinh doanh sẽ cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh mới cho doanh nghiệp.

Bước 5: Bàn giao kết quả cho khách hàng và thực hiện công bố thông tin lện Cổng thông tin doanh nghiệp quốc gia.

  1. Công việc mà quý khách hàng cần thực hiện

Qúy khách cần cung cấp các tài liệu sau đây để IPGO tiến hành soạn thảo hồ sơ và nộp hồ sơ lên các cơ quan nhà nước có thẩm quyền:

  • Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đối với chủ sở hữu công ty là tổ chức
  • Bản sao CMND/CCCD/Hộ chiếu hoặc giấy tờ pháp lý khác còn hiệu lực pháp luật đối với người đại diện theo ủy quyền của chủ sở hữu là tổ chức
  • Bản sao CMND/CCCD/Hộ chiếu hoặc giấy tờ pháp lý khác còn hiệu lực pháp luật của người đại diện theo pháp luật, chủ sở hữu công ty đối với chủ sở hữu là cá nhân
  • Bản chính giấy đăng ký hộ kinh doanh.
  • Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký thuế
  1. Công việc mà IPGO thực hiện
  • Tư vấn, Soạn thảo các hồ sơ, tài liệu liên quan đến thủ tục chuyển đổi loại hình cho doanh nghiệp.
  • Nộp hồ sơ chuyển đổi loại hình tại Sở Kế hoạch và Đầu tư
  • Công bố thông tin về việc chuyển đổi loại hình trên Cổng thông tin.
  • Nhận kết quả và bàn giao lại cho khách hàng