Thành lập Doanh nghiệp nhà nước

Căn cứ vào pháp luật hiện hành , Công ty chúng tôi xin cung cấp tới Quý khách hàng về các đặc điểm cũng như trình tự, thủ tục để thành lập Doanh nghiệp nhà nước.

  1. Đặc điểm của Doanh nghiệp nhà nước

– Theo quy định tại Điều 88 Luật Doanh nghiệp năm 2020, Doanh nghiệp nhà nước là một tổ chức kinh tế do Nhà nước đầu tư vốn 100% hoặc góp vốn đầu tư trên 50% thành lập và tổ chức quản lý dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần.

– Thực hiện hoạt động kinh doanh- thương mại hay hoạt động công ích xã hội nhằm thực hiện các mục tiêu kinh tế, chính sách xã hội do Nhà nước đề ra.

– Doanh nghiệp nhà nước có tư cách pháp nhân, tự chịu trách nhiệm về các hoạt động kinh doanh thương mại của mình trong phạm vi vốn góp của doanh nghiệp.

– Cũng như các loại hình doanh nghiệp khác, Doanh nghiệp nhà nước có tên gọi riêng, con dấu riêng và trụ sở chính phải được đặt trên lãnh thổ Việt Nam phù hợp với quy định hiện hành của Luật Doanh nghiệp.

  1. Trình tự, thủ tục thành lập Doanh nghiệp nhà nước.

Bước 1: Đề nghị thành lập doanh nghiệp

  • Xác định chủ thể đề nghị thành lập doanh nghiệp Nhà nước:

+ Bộ trưởng các Bộ, thủ trưởng cơ quan ngang bộ, thủ trưởng cơ quan trực thuộc Chính phủ, Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, HĐQT Tổng công ty Nhà nước là người đề nghị thành lập doanh nghiệp Nhà nước theo quy hoạch phát triển của ngành, địa phương hoặc Tổng công ty mình.

+ Chủ tịch UBND quận, huyện, thành phố, thị xã trực thuộc tỉnh là người đề nghị thành lập các doanh nghiệp công ích hoạt động trên phạm vi địa bàn của mình.

– Chủ thể đề nghị thành lập doanh nghiệp phải là người xác định đầu tư vốn vào lĩnh vực nào, quy mô ra sao để có hiệu quả nhất và đạt được mục tiêu kinh tế xã hội do Nhà nước đề ra.

– Người đề nghị thành lập doanh nghiệp Nhà nước phải tiến hành các thủ tục lập và gửi hồ sơ đề nghị đến người có quyền quyết định thành lập doanh nghiệp Nhà nước.

– Hồ sơ đề nghị thành lập doanh nghiệp Nhà nước bao gồm:

+ Tờ trình đề nghị thành lập doanh nghiệp.

+ Đề án thành lập doanh nghiệp.

+ Mức vốn góp điều lệ; ý kiến bằng văn bản của cơ quan tài chính về nguồn vốn và mức vốn điều lệ được cấp.

+ Dự thảo điều lệ về tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp.

+ Giấy đề nghị cho doanh nghiệp sử dụng đất.

+ Kiến nghị về hình thức tổ chức doanh nghiệp.

+ Bản thuyết minh về các giải pháp bảo vệ môi trường.

Bước 2: Thẩm định hồ sơ

– Sau khi nộp hồ sơ đề nghị thành lập đầy đủ, chủ thể có thẩm quyền ký quyết định thành lập doanh nghiệp có trách nhiệm lập một hội đồng thẩm định bao gồm sự giúp đỡ của bộ máy giúp việc của mình và các chuyên viên am hiểu về nội dung cần thẩm định cùng tiến hành xem xét các điều kiện cần thiết đối với việc thành lập doanh nghiệp Nhà nước mà chủ thể đề nghị đã nêu trong hồ sơ để xin thành lập doanh nghiệp.

– Những nội dung mà hội đồng thẩm định cần xem xét là:

+ Đề án thành lập doanh nghiệp Nhà nước phải đáp ứng được các tiêu chí sau: Phù hợp với đường lối, chính sách của Nhà nước về tình hình kinh tế- xã hội; có tính áp dụng và độ khả thi cao. Hơn nữa, phải đáp ứng các tiêu chí khác như các yêu cầu về công nghệ, kỹ thuật, bảo vệ môi trường.

+ Mức vốn góp điều lệ: Phù hợp với mức độ, quy mô kinh doanh; ngành nghề, lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Theo pháp luật quy định, mức vốn góp điều lệ phải lớn hơn hoặc bằng vốn pháp định. Vốn điều lệ để thành lập Doanh nghiệp nhà nước cần có chứng nhận của cơ quan tài chính về nguồn gốc cũng như mức vốn được cấp.

+ Đảm bảo tuân thủ đúng quy định của pháp luật về dự thảo điều lệ.

+ Có xác nhận đồng ý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về nơi đặt trụ sở và mặt bằng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

– Hội đồng thẩm định sau khi xem xét kỹ lưỡng các nội dung trong hồ sơ đề nghị thành lập doanh nghiệp Nhà nước của chủ thể đề nghị, mỗi người trong hội đồng sẽ phải nêu ý kiến độc lập của mình bằng văn bản và tự chịu trách nhiệm pháp lý về ý kiến đóng góp của mình. Sau đó, chủ tịch hội đồng thẩm định sẽ tổng hợp các ý kiến của từng thành viên và trình lên người có thẩm quyền quyết định thành lập doanh nghiệp Nhà nước.

Bước 3: Quyết định thành lập doanh nghiệp Nhà nước

–Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày chủ tịch hội đồng thẩm định trình các ý kiến lên, người có quyền quyết định thành lập doanh nghiệp Nhà nước ký quyết định thành lập doanh nghiệp và phê chuẩn điều lệ hoặc từ chối không chấp nhận thành lập doanh nghiệp Nhà nước.

– Trường hợp từ chối, người có thẩm quyền trả lời bằng văn bản trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

– Theo quy định của pháp luật hiện hành, Việt Nam có 3 chủ thể có thẩm quyền ký quyết định thành lập doanh Nghiệp nhà nước là Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng bộ quản lý ngành và Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

– Trường hợp được chấp nhận để thành lập doanh nghiệp Nhà nước, thì trong vòng 30, ngày, các cơ quan có thẩm quyền phải tiến hành việc bổ nhiệm chủ tịch và các thành viên của Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị (nếu có), Tổng giám đốc hoặc giám đốc doanh nghiệp Nhà nước, Ban kiểm soát.

Bước 4: Đăng ký kinh doanh

– Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày có quyết định thành lập doanh nghiệp Nhà nước phải tiến hành đăng ký kinh doanh và hoạt động này được tiến hành tại Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp Tỉnh/ thành phố trực thuộc trung ương nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

– Nếu trong vòng 60 ngày mà doanh nghiệp Nhà nước chưa làm xong thủ tục đăng ký kinh doanh mà không có lý do chính đáng thì quyết định thành lập doanh nghiệp sẽ hết hiệu lực

– Hồ sơ đăng ký kinh doanh gồm:

+ Quyết định thành lập doanh nghiệp Nhà nước đã có hiệu lực pháp luật.

+ Điều lệ doanh nghiệp đã được phê duyệt.

+ Giấy chứng nhận quyền sử dụng trụ sở chính của doanh nghiệp.

+ Quyết định bổ nhiệm chủ tịch và các thành viên của Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị (nếu có), TGĐ hoặc GĐ.

– Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nộp đầy đủ hồ sơ, Sở Đầu tư và Kế hoạch có thẩm quyền phải cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp Nhà nước.

– Doanh nghiệp Nhà nước có tư cách pháp nhân kể từ thời điểm được cấp giấy chứng nhaank đăng ký kinh doanh và thực hiện các nhiệm vụ của mình theo đề án được đề ra.

Bước 5: Công bố công khai về việc thành lập doanh nghiệp Nhà nước

– Theo quy định của pháp luật, doanh nghiệp Nhà nước phải đăng ký trên báo hàng ngày của Trung ương hoặc địa phương nơi doanh nghiệp đó đóng trụ sở chính 5 số báo liên tiếp trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

– Trong trường hợp được sự đồng ý của người ký quyết định thành lập doanh nghiệp Nhà nước thì doanh nghiệp không phải đăng báo và điều đó phải được ghi vào quyết định thành lập doanh nghiệp.

– Nội dung đăng báo bao gồm:

+ Địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp Nhà nước.

+ Thông tin cơ bản của Hội đồng quản trị (nếu có), Tổng giám đốc hoặc giám đốc doanh nghiệp bao gồm họ và tên, số điện thoại, điện báo, điện tín viễn thông.

+ Thông tin cơ bản của doanh nghiệp: Số tài khoản ngân hàng, vốn điều lệ tại thời điểm thành lập, số đăng ký kinh doanh, ngành nghề kinh doanh, thời điểm bắt đầu hoạt động và thời hạn hoạt động của doanh nghiệp.

+ Tên cơ quan ký quyết định thành lập doanh nghiệp; số, ngày ký quyết định.

     Trên dây là tư vấn của công ty chúng tôi về trình tự, thủ tục thành lập Doanh nghiệp nhà nước. Rất mong được sự phản hồi của Quý khách hàng, để chúng tôi có thể cung cấp đực những dịch vụ chuyên nghiệp và hoàn hảo nhất 

  Mọi thắc mắc xin liên hệ Quỳnh 0375919275/ email: banquyen14@gmail.com.

Văn phòng giao dịch: Số 25 Vũ Ngọc Phan, phường Láng Hạ, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội.

          Rất hân hạnh được cung cấp dịch vụ, tư vấn và hợp tác với Quý khách hàng.