Chứng nhận ISO 22000

Đối với những tổ chức doanh nghiệp hoạt động trong ngành thực phẩm. Việc sở hữu Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn ISO 22000. Sẽ không chỉ đảm bảo cho doanh nghiệp đó đã nhận biết và thực hiện quy trình quản lý. Theo những yêu cầu pháp lý quy định của pháp luật. Mà đó còn là nền tảng quan trọng, để phát triển những quy trình nâng cao an toàn vệ sinh thực phẩm. Vì vậy, tìm hiểu về tiêu chuẩn ISO 22000 chính là một nội dung cực kỳ quan trọng. Với những tổ chức, doanh nghiệp khi muốn sở hữu Chứng nhận ISO 22000.

Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm – Chứng nhận iso 22000 là gì?

Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế (gọi tắt là ISO). Đã công bố phiên bản cuối cùng mới nhất của tiêu chuẩn hệ thống quản lý an toàn thực phẩm. Hiện nay đó chính là ISO 22000: 2018. Tiêu chuẩn này đánh dấu sự khởi đầu thuận lợi của giai đoạn chuyển tiếp 3 năm. Đối với những tổ chức, doanh nghiệp được chứng nhận.

Tiêu chuẩn quốc tế về quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000 là tiêu chuẩn do tổ chức ISO ban hành nhằm xây dựng một hệ thống kiểm soát an toàn vệ sinh trong quá trình sản xuất và chế biến thực phẩm áp dụng trên toàn thế giới, đồng thời phù hợp hơn với xu thế hội nhập kinh tế toàn cầu.

Tiêu chuẩn ISO 22000:2018 được phát hành là phiên bản mới nhất đã được sửa đổi kỹ lưỡng từ phiên bản tiêu chuẩn đầu tiên được phát hành năm 2005. Tiêu chuẩn này đã được cập nhật mới với cấu trúc cấp cao của ISO và đã được sửa đổi để đáp ứng mọi thách thức về vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm hiện nay. Những tổ chức, doanh nghiệp đã được cấp chứng nhận cũ sẽ phải thực hiện chuyển sang phiên bản 2018 của tiêu chuẩn này trước ngày 19 tháng 6 năm 2021. Kể từ ngày 19/6/2021, phiên bản ISO 22000:2005 sẽ không còn giá trị.

Trên đây là một số vấn đề cơ bản của ISO 22000, vậy tiêu chuẩn này sẽ có thể áp dụng được với đối tượng nào? Đó chính là:

  • Tiêu chuẩn ISO 22000 nhằm vào tất cả những tổ chức, doanh nghiệp trong ngành thực phẩm và thức ăn chăn nuôi, thuộc toàn bộ lĩnh vực và quy mô.
  • Tiêu chuẩn ISO 22000:2018 phiên bản mới nhất là tiêu biểu cho việc hệ thống quản lý an toàn thực phẩm được cải tiến một cách liên tục.

Quy trình chứng nhận ISO 22000:2018 cho doanh nghiệp

Quy trình cấp chứng nhận ISO 22000 của IPGO được thực hiện qua những bước cơ bản dưới đây.

Bước 1: Thực hiện trao đổi thông tin với khách hàng

Việc trao đổi thông tin giữa khách hàng và IPGO sẽ đảm bảo rằng những thông tin đó đã được thống nhất giữa 2 bên, việc đánh giá chứng nhận đảm bảo thực hiện đúng theo yêu cầu của Tiêu chuẩn cũng như của khách hàng. Những thông tin cần trao đổi đó là:

– Những yêu cầu cơ bản của việc xin cấp giấy chứng nhận ISO 22000

– Trình tự thực hiện thủ tục chứng nhận ISO 22000

– Tiêu chuẩn ứng dụng cần đáp ứng

– Khái toán chi phí

– Lên kế hoạch thực hiện

Bước 2: Tiến hành đánh giá sơ bộ

– Gửi đến cơ quan cấp chứng nhận ISO 22000 những giấy tờ sau đây: Đơn đăng ký cấp chứng nhận, những kế hoạch ISO 22000, các hồ sơ, tài liệu có liên quan đến việc áp dụng tiêu chuẩn ISO 22000.

– Cơ quan chứng nhận sẽ phân công các chuyên gia trong lĩnh vực tương ứng thực hiện đánh giá tình trạng của hồ sơ ISO 22000 để phát hiện được những điểm không hợp lý của hồ sơ và việc áp dụng hệ thống tiêu chuẩn ISO 22000 tại cơ sở. Sau khi đã kiểm tra và đánh giá sơ bộ xong, những chuyên gia này sẽ phải chỉ ra được các vấn đề về tài liệu, hồ sơ và thực tế áp dụng tiêu chuẩn TCVN ISO 22000 cần chấn chỉnh để tổ chức, doanh nghiệp có thể kịp thời sửa chữa. Bước đánh giá sơ bộ này sẽ rất tốt cho tổ chức, doanh nghiệp bởi nó như một hướng dẫn mẫu để việc đánh giá chính thức được dễ dàng hơn.

Bước 3: Kiểm tra các tài liệu cần thiết

Sau khi đã đánh giá sơ bộ ở bước 2, tổ chức, doanh nghiệp cần phải chuẩn bị những tài liệu cần thiết sau:

– Kế hoạch ISO 22000, Sổ tay ISO 22000

– Bảng hỏi kiểm định tiêu chuẩn ISO 22000

– Thủ tục, chỉ dẫn công việc

– Tài liệu mô tả sản phẩm

– Một số tài liệu khác như kiểm tra, giám sát, thử nghiệm, sửa chữa….

Bước 4: Đánh giá tài liệu chính thức

– Những tài liệu văn bản của việc áp dụng tiêu chuẩn ISO 22000 sẽ được đánh giá dựa trên tính phù hợp của hệ thống ISO 22000 tại tổ chức, doanh nghiệp với những luật lệ, tiêu chuẩn có liên quan được xác định, bao gồm:

+ Xem xét về sự phù hợp với những yêu cầu vệ sinh

+ Thẩm tra, xác nhận CCP

+ Những tài liệu và hồ sơ khác có liên quan đến việc áp dụng tiêu chuẩn ISO 22000:2018 mới nhất.

– Sau khi đã xem xét và đánh giá chính thức những hồ sơ, tài liệu, chuyên gia đánh giá sẽ phải làm báo cáo đánh giá về những văn bản tài liệu đã nhận được, sau đó gửi 01 bản cho tổ chức, doanh nghiệp.

– Tổ chức, doanh nghiệp sau khi nhận được bản báo cáo đánh giá thì sẽ phải rà soát và sửa chữa (nếu có).

Bước 5: Tiến hành đánh giá chính thức

– Đoàn đánh giá sẽ trực tiếp đến cơ sở để kiểm tra và thẩm định. Xem xét sự phù hợp của những hồ sơ đã nhận được với thực tế. Kiến nghị sửa chữa những điểm không phù hợp.

– Trong quá trình đánh giá chính thức, đoàn kiểm tra sẽ xác định hiệu quả của hệ thống tiêu chuẩn ISO 22000.

– Tổ chức sẽ có trách nhiệm trình bày những ứng dụng thực tế của tiêu chuẩn ISO 22000 tại cơ sở.

– Kết thúc đánh giá chính thức tại thực địa, đoàn đánh giá sẽ tổ chức buổi kết thúc, lúc này tổ chức, doanh nghiệp sẽ được phép đưa ra ý kiến của mình về những gì mà đoàn đánh giá đã nêu ra.

Bước 6: Cấp giấy chứng nhận ISO 22000

– Tổ chức, doanh nghiệp sẽ được cấp chứng nhận ISO 22000 nếu như toàn bộ tài liệu hồ sơ đều phù hợp với thực tế và khắc phục được toàn bộ những điểm không phù hợp.

Nội dung đào tạo về ISO 22000 HACCP An toàn thực phẩm:

Chuyên đề 1: Vấn đề an toàn thực phẩm

– Vì sao chúng ta phải chú trọng đến vấn đề ATTP

– Những mối nguy hại tiềm ẩn về vấn đề ATTP

Chuyên đề 2: Hệ thống quản lý và các tiêu chuẩn liên quan đến ATTP

– Các nguyên tắc về việc ATTP

– Vấn đề ATTP đối với ngành dược phẩm

– Vấn đề ATTP đối với ngành nông nghiệp và thủy sản

– Vấn đề ATTP đối với ngành sản xuất, chế biến và kinh doanh thực phẩm.

Chuyên đề 3: Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm 22000:2015

– Lĩnh vực và phạm vi áp dụng tiêu chuẩn ISO 22000:2015

– Các vấn đề liên quan đến chuỗi thực phẩm

– Một số thuật ngữ cơ bản về vấn đề ATTP

– Giới thiệu cơ bản về tiêu chuẩn ISO 22000:2007

– Thế nào là hệ thống truy nguyên

Chuyên đề 4: Các biện pháp tiếp cận và triển khai tiêu chuẩn ISO 22000

– Các vấn đề mà tổ chức, doanh nghiệp cần quan tâm khi áp dụng tiêu chuẩn ISO 22000

– Phương pháp xây dựng và triển khai hệ thống, quản lý an toàn thực phẩm. Tại cơ sở theo tiêu chuẩn ISO 22000

– Soạn thảo tài liệu về hệ thống quản lý an toàn thực phẩm.

Chuyên đề 5: Đánh giá về hệ thống quản lý ATTP tại cơ sở

– Vì sao phải đánh giá hệ thống quản lý ATTP?

– Những loại hình đánh giá về hệ thống quản lý ATTP

– Những phương pháp đánh giá về hệ thống quản lý ATTP

– Những thuật ngữ có liên quan đến việc đánh giá theo ISO 19011:2011

– Trách nhiệm, quyền hạn của Đánh giá viên.

– Những tài liệu hồ sơ cần chuẩn bị trước khi đánh giá.

– Trách nhiệm của cơ sở được đánh giá.

– Các thông tin cần thiết phục vụ cho quá trình đánh giá.

Trên đây là những nội dung có liên quan đến tiêu chuẩn ISO 22000. Nếu như bạn muốn biết rõ hơn về việc làm thế nào để được cấp chứng nhận ISO 22000. Hãy liên hệ với IPGO để được giải đáp.