Thay đổi và Bổ sung ngành nghề kinh doanh

Ngành nghề kinh doanh là một trong những phần bắt buộc phải có khi công ty cổ phần thực hiện đăng ký doanh nghiệp. Mặc dù trên gấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của công ty cổ phần không ghi nhận ngành nghề đăng ký kinh doanh của công ty nhưng ngành nghề kinh doanh của công ty lại được ghi nhận công khai trên cổng thông tin quốc gia về đăng ký kinh doanh. Do đó, khi công ty cổ phần muốn thực hiện một hoặc một số ngành, nghề kinh doanh khác ngoài các ngành nghề kinh doanh đã được đăng ký thì công ty phải thực hiện thủ tục thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp.

Căn cứ vào pháp luật hiện hành cũng như nhu cầu cụ thể của Quý khách hàng, IPGO tư vấn, cung cấp dịch vụ tư vấn thủ tục thông báo thay đổi ngành nghề kinh doanh trong công ty cổ phần  cụ thể như sau:

  1. Hồ sơ pháp lý

– Luật doanh nghiệp năm 2020;

– Nghị định 01/2021/NĐ-CP ngày 04/01/2021 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp;

– Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp.

  1. Tư vấn và phương án triển khai

2.1 Tư vấn

  1. a) Ngành, nghề đăng ký của doanh nghiệp

– Theo quy định của Luật Doanh Nghiệp năm 2020, ngành, nghề đăng ký kinh doanh thành 3 nhóm chính: (1) Ngành, nghề kinh doanh bị cấm; (2) Ngành nghề kinh doanh có điều kiện; (3) Ngành nghề tự do kinh doanh.

– Doanh nghiệp Tự do kinh doanh trong những ngành, nghề mà luật không cấm.

– Doanh nghiệp vẫn phải đăng ký ngành nghề kinh doanh mà doanh nghiệp dự kiến thực hiện với cơ quan đăng ký kinh doanh trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp. Trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp muốn kinh doanh thêm ngành nghề mà chưa đăng ký trong hồ sơ thành lập doanh nghiệp, doanh nghiệp cũng phải thực hiện thủ tục thông báo đến cơ quan đăng ký kinh doanh để cơ quan đăng ký kinh doanh cập nhập thông tin về ngành nghề mới trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp.

– Ngành nghề đăng ký kinh doanh mà doanh nghiệp được phép đăng ký trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp được liệt kê theo mã cấp 4 theo QĐ 27/2018/QĐ – TT về hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam. Đối với những ngành nghề kinh doanh không có trong hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam nhưng được quy định trong văn bản pháp luật khác thì ngành nghề kinh doanh ghi nhận trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp được ghi theo ngành nghề quy định trong các văn bản pháp luật đó.

b,Hồ sơ  thay đổi, bổ sung ngành nghề kinh doanh:

– Quyết định và Biên bản họp của Đại hội đồng cổ đông về việc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp

– Thông báo thay đổi thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp

Giấy ủy quyền cho người nộp hồ sơ kèm bản sao Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người được ủy quyền nộp hồ sơ.

2.2 Phương án triển khai

Quy trình thực hiện

[Bước 1]: Soạn thảo hồ sơ thay đổi ngành nghề kinh doanh của công ty.

[Bước 2]: Nộp hồ sơ thay đổi ngành nghề kinh doanh của công ty tại Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh/thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính

[Bước 3]: Nhận kết quả thay đổi ngành nghề kinh doanh của công ty

[Bước 4]: Bàn giao kết quả cho khách hàng

III. Dịch vu của Công ty TNHH Tư vấn và Sở hữu trí tuệ IPGO cung cấp:

  • Tư vấn điều kiện đối với thay đổi ngành nghề kinh doanh của công ty phù hợp với nhu cầu Công ty.
  • Tư vấn các điều kiện, cách áp mã ngành nghề kinh doanh phù hợp với nhu cầu hoạt động của doanh nghiệp cũng như điều kiện quy định của pháp luật.
  • Soạn thảo hồ sơ thay đổi ngành nghề kinh doanh của công ty.
  • Nộp hồ sơ thay đổi ngành nghề kinh doanh của công ty tại Sở Kế hoạch và Đầu tư
  • Nhận kết quả và bàn giao lại cho khách hàng
  • Đại diện Quý khách hàng Công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp trên cổng thông tin Quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
  • Tư vấn cho Qúy khách hàng các thủ tục sau khi thay đổi ngành nghề kinh doanh của công ty như thông báo với khách hàng, đối tác,
  • Tư vấn, hỗ trợ và thực hiện thủ tục xin giấy phép con đối với một số ngành, nghề có điều kiện cụ thể.