Phân loại mỹ phẩm theo Hiệp hội mỹ phẩm ASEAN

  • Khái niệm mỹ phẩm

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại sản phẩm khác nhau như thuốc, thực phẩm bảo vệ sức khoẻ, thực phẩm thường, mỹ phẩm, hoá chất,… Vậy làm sao để biết được một sản phẩm mà bạn đang quan tâm có phải là mỹ phẩm hay không. Từ đó, công bố đúng loại sản phẩm đó tới cơ quan nhà nước có thẩm quyền để không phải bị phạt và mất thời gian chuẩn bị hồ sơ rồi lại bị trả lại.

Trước tiên, cần phải hiểu rõ, thế nào là một sản phẩm mỹ phẩm?

Theo hiệp hội mỹ phẩm ASEAN quy định: Một “Sản phẩm mỹ phẩm” là bất kỳ một chất hoặc một chế phẩm được dùng tiếp xúc với những bộ phận bên ngoài cơ thể con người (hệ thống lông tóc, biểu bì, lông, móng tay/chân, môi và các bộ phận sinh dục ngoài) hoặc tiếp xúc với răng và niêm mạc miệng với mục đích duy nhất hay chủ yếu là làm sạch, làm thơm, thay đổi diện mạo và/hoặc cải thiện mùi của cơ thể và/hoặc bảo vệ hay duy trì chúng trong điều kiện tốt.

Hay nói cách khác, một chất hay chế phẩm bất kỳ dự kiến cho tiếp xúc với những bộ phận bên ngoài cơ thể con người hoặc với niêm mạc miệng, răng lợi chỉ với mục đích duy nhất hoặc chính là để làm vệ sinh, làm thơm, làm thay đổi hình thức và/hoặc điều chỉnh mùi hương cơ thể và/hoặc bảo vệ chúng hoặc duy trì chúng ở điều kiện tốt.

  • Tiêu chí để phân loại mỹ phẩm

Để phân loại mỹ phẩm một cách chính xác, thường dựa vào tính năng, mục đích sử dụng, thành phần công thức, đường dùng của sản phẩm và định nghĩa về mỹ phẩm. Trong đó, tính năng và mục đích sử dụng của sản phẩm phải đáp ứng Hướng dẫn của ASEAN về công bố tính năng của mỹ phẩm.

Ngoài ra, để phân loại mỹ phẩm còn dựa vào thành phần công thức sản phẩm mỹ phẩm. Các thành phần có nguồn gốc từ con người thì không được phép sử dụng trong mỹ phẩm, khi đó, sản phẩm đó cũng không được coi là mỹ phẩm.

  • Phân loại mỹ phẩm

Hiệp hội mỹ phẩm ASEAN đã chia mỹ phẩm thành các loại sau:

  • Kem, sữa (lotion), nhũ tương, gel và dầu dùng cho da (tay, mặt, chân,…).
  • Mặt nạ cho da (trừ sản phẩm làm bong da nguồn gốc hóa học)
  • Chất phủ màu (dạng lỏng, nhão, bột).
  • Phấn trang điểm, phấn vệ sinh, phấn dùng sau khi tắm.
  • Xà phòng vệ sinh, xà phòng khử mùi, xà phòng làm thơm,…
  • Nước hoa, nước thơm và nước hoa toàn thân dùng vệ sinh.
  • Sản phẩm khi tắm (như muối tắm, xà bông, dầu, gel tắm)
  • Sản phẩm tẩy lông, làm rụng lông.
  • Sản phẩm khử mùi cơ thể và chống ra mồ hôi như lăn nách, khử mùi chân
  • Sản phẩm chăm sóc tóc bao gồm: 
  • Sản phẩm dùng để nhuộm và tẩy màu tóc.
  • Sản phẩm dùng để uốn tóc, duỗi tóc, giữ nếp tóc
  • Các sản phẩm định dạng tóc
  • Sản phẩm làm sạch (dầu gội, sữa, bột)
  • Sản phẩm dưỡng tóc (sữa, kem ủ, dầu xả)
  • Các sản phẩm tạo kiểu tóc (keo xịt tóc, sáp vuốt tóc)
  • Sản phẩm dùng để cạo râu (kem, xà bông, sữa,vv…).
  • Sản phẩm trang điểm và tẩy trang mặt và mắt như nước tẩy trang, dầu tẩy trang.
  • Sản phẩm dùng cho môi (như son màu, son dưỡng, nước tẩy trang).
  • Sản phẩm chăm sóc răng và miệng như kem đánh răng, nước súc miệng.
  • Sản phẩm chăm sóc và trang điểm móng như sơn móng tay.
  • Sản phẩm vệ sinh cơ quan sinh dục ngoài như dung dịch vệ sinh phụ nữ, dung dịch vệ sinh nam.
  • Sản phẩm chống nắng như kem chống nắng.
  • Sản phẩm làm sạm da mà không cần tắm nắng như kem bắt nắng, kem làm đều màu da
  • Sản phẩm làm trắng da
  • Sản phẩm chống nhăn da
  • Ngoài ra còn một số dạng sản phẩm khác chưa được hình dung và phân chia rõ ràng khi đối chiếu với tính năng của sản phẩm.
  • Các sản phẩm chứa các thành phần sau thì không được coi là mỹ phẩm:

Dựa theo định nghĩa, phân loại của mỹ phẩm ở trên và quy định tại thông tư 06/2011/TT-BYT ta có thể xác định được các thành phần không phải là mỹ phẩm bao gồm:

  • Sản phẩm chứa các chất cấm sử dụng trong mỹ phẩm.
  • Sản phẩm chứa các chất sử dụng vượt quá mức tối đa cho phép dùng trong mỹ phẩm. ví dụ: sử dụng resorcinol để dùng trong các sản phẩm nhuộm tóc với tỷ lệ > 5% là vi phạm, không được coi là mỹ phẩm.
  • Các sản phẩm có chứa dược chất hoặc có tác dụng đặc biệt.
  • Sản phẩm chống muỗi, nước hoa xịt phòng, nước xả vải, nước tẩy bồn cầu, dung dịch ô xi già, cồn sát trùng 70, cồn 90, sản phẩm làm sạch răng giả không tiếp xúc với khoang miệng, lông mi giả, dung dịch vệ sinh mắt/mũi/tai, sản phẩm làm sạch vết thương, sản phẩm chống nghẹt mũi, sản phẩm chống ngáy, dung dịch thụt trực tràng, gây tê, giảm/kiểm soát sự sưng tấy/phù nề, chữa viêm da, giảm dị ứng, diệt nấm, diệt virus, sản phẩm kích thích mọc tóc/mọc lông mi, gel bôi trơn âm đạo, gel siêu âm, sản phẩm tiếp xúc với bộ phận sinh dục trong, sản phẩm loại bỏ/giảm mỡ/giảm béo/giảm kích thước của cơ thể, sản phẩm giảm cân, ngăn ngừa/dừng sự phát triển của lông, sản phẩm dừng quá trình ra mồ hôi, mực xăm vĩnh viễn, sản phẩm xóa sẹo, giảm sẹo lồi,…

Một số sản phẩm do công dụng và tác dụng của nó có thể đăng ký được cả ở dưới dạng mỹ phẩm, vừa có thể đăng ký được dưới dạng trang thiết bị y tế. Khi đó, việc đăng ký các sản phẩm dạng này được lựa chọn dựa theo giấy phép sản xuất của cơ sở sản xuất hoặc tuỳ theo nhu cầu của tổ chức, cá nhân công bố sản phẩm. Quý khách có thể liên hệ với IPGO để xác định chính xác phân loại của sản phẩm đó, tránh mất tiền oan khi công bố sau phân loại sản phẩm.

Ngoài dịch vụ công bố mỹ phẩm, IPGO còn thực hiện các dịch vụ khác như:

  • Công bố thực phẩm thường, thực phẩm chức năng, đồ gia dụng, đăng ký mã số mã vạch.
  • Chứng nhận ISO 9001, ISO 22000, ISO 14000, ISO 13485, HACCP.
  • Tư vấn doanh nghiệp.
  • Tư vấn sở hữu trí tuệ: đăng ký nhãn hiệu, đăng ký bản quyền,…

Để biết thêm thông tin, quý khách hàng vui lòng liên hệ hotline: 0948 622 612.

Hoặc gửi email tới: banquyen14@gmail.com