Nếu bạn đã trao đổi với một ai đó đã đăng ký nhãn hiệu, rất có thể họ sẽ đề cập tới việc tra cứu nhãn hiệu. Vậy tại sao phải tra cứu nhãn hiệu? Có những loại tra cứu nhãn hiệu nào? Cách tra cứu nhãn hiệu ra sao? Hãy cùng IPGO giải đáp hết lượt các thắc mắc của bạn về tra cứu nhãn hiệu trong bài viết dưới đây.
Tra cứu nhãn hiệu là gì?
Tra cứu nhãn hiệu là một bước không bắt buộc nhưng rất quan trọng trong quy trình đăng ký nhãn hiệu. Cụ thể, tra cứu nhãn hiệu là công việc thường được thực hiện trước khi nộp đơn, nhằm tìm ra các nhãn hiệu nộp trước bị trùng lặp hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu dự định đăng ký cho sản phẩm/dịch vụ cùng loại hay liên quan. Từ đó, bạn biết được khả năng đăng ký thành công cho nhãn hiệu của mình có cao hay không trước khi nhận được kết quả thẩm định chính thức từ Cục Sở hữu trí tuệ.
Trong trường hợp nhãn hiệu dự định đăng ký của bạn có khả năng phân biệt so với các nhãn hiệu nộp trước, bạn có thể quyết định nộp đơn càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu nhãn hiệu của bạn bị trùng hay tương tự đến mức gây nhầm lẫn với bất kì một nhãn hiệu nào nộp trước của cá nhân, tổ chức khác, bạn có thể sẽ phải thay đổi mẫu nhãn hiệu.
Tại sao phải tra cứu nhãn hiệu trước nộp đơn?
Có nhiều lý do để khuyến khích việc tiến hành tra cứu nhãn hiệu trước nộp đơn, nhưng hai lý do quan trọng nhất chính là:
- i) Đánh giá khả năng bảo hộ của nhãn hiệu trước khi nộp đơn.
Bạn không muốn lãng phí tiền bạc, công sức, thời gian chờ đợi hàng năm trời để nhận được kết quả thẩm định từ Cục SHTT rằng nhãn hiệu của bạn không đáp ứng tiêu chuẩn bảo hộ chứ? Đã có rất nhiều doanh nghiệp do không nắm vững luật pháp về nhãn hiệu mà đã phải nhận “trái đắng”. Nhiều doanh nghiệp đầu tư rất nhiều chất xám, nhân lực, chi phí quảng cáo, marketing để làm thị trường cho nhãn hiệu nhưng cuối cùng nhãn hiệu đó lại không được cơ quan chức năng có thẩm quyền chấp thuận cấp văn bằng bảo hộ.
- ii) Đảm bảo rằng bạn sẽ không xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu đã được bảo hộ của cá nhân, tổ chức khác
Khi bạn thiết kế một logo độc đáo và một cái tên thật tâm đắc cho sản phẩm/dịch vụ của công ty mình, bạn muốn chắc chắn rằng chưa có ai khác sử dụng tên hay logo trùng/tương tự ở đâu đó trên thị trường. Bạn cũng không muốn rằng mình sẽ xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu đã được bảo hộ của người khác phải không? Bởi nếu dính dáng tới việc xâm phạm quyền độc quyền nhãn hiệu của người khác, họ có thể yêu cầu bạn phải gỡ bỏ biển hiệu, tiêu hủy danh thiếp, cataloge, thông tin quảng cáo, các bao bì dán nhãn vi phạm, … thậm chí là bồi thường thiệt hại.
Qua kinh nghiệm làm việc chuyên sâu trong lĩnh vực pháp lý về nhãn hiệu, chúng tôi khuyên rằng trước khi xây dựng và phát triển thương hiệu, doanh nghiệp cần đặt việc tra cứu khả năng đăng ký của nhãn hiệu lên ưu tiên hàng đầu, tránh việc phải “đập đi xây lại”, “tiền mất tật mang”.
3. Các loại hình tra cứu nhãn hiệu
Trước năm 2009, Cục Sở hữu trí tuệ có triển khai việc tra cứu sơ bộ đánh giá khả năng bảo hộ của nhãn hiệu. Tuy nhiên, do số lượng nhãn hiệu cần tra cứu quá lớn nên Cục Sở hữu trí tuệ đã không còn tiến hành thủ tục này trên thực tế nữa.
Song bạn cũng không cần thiết phải lo lắng bởi IPGO sẽ gợi ý cho bạn hai loại hình tra cứu nhãn hiệu như dưới đây:
3.1. Tra cứu nhãn hiệu sơ bộ
Tra cứu nhãn hiệu sơ bộ là loại tra cứu miễn phí được thực hiện trên:
- Thư viện số về Sở hữu công nghiệp (IP LIB) của Cục Sở hữu trí tuệ tại http://iplib.noip.gov.vn/WebUI/WSearch.php (nhằm tìm kiếm các đơn đăng ký nhãn hiệu quốc gia); và
- Cơ sở dữ liệu nhãn hiệu toàn cầu của WIPO (WIPO’s Global Brand Database) tại https://www3.wipo.int/branddb/en/# (nhằm tìm kiếm các đơn đăng ký nhãn hiệu quốc tế đã nộp theo Hệ thống Madrid, có chỉ định vào Việt Nam).
Bất kỳ ai cũng có thể thực hiện loại tra cứu nhãn hiệu sơ bộ này, nhưng chúng sẽ hiệu quả hơn nếu được thực hiện bởi một người quen thuộc với các kỹ thuật tìm kiếm nhãn hiệu và cơ sở dữ liệu của Cục Sở hữu trí tuệ cũng như của WIPO (Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới).
Nhược điểm của loại hình tra cứu nhãn hiệu sơ bộ là được thực hiện trên cơ sở dữ liệu không cập nhật đầy đủ của Cục SHTT và WIPO (có thể chậm hơn tới vài tháng do độ trễ trong việc đổ dữ liệu). Do đó, kết quả tra cứu nhãn hiệu sơ bộ này chỉ mang tính tham khảo với mức độ tin cậy khoảng 50%. Dù sao, chúng tôi cũng cho rằng công cụ này đặc biệt hữu ích cho khách hàng có nhu cầu nhanh chóng kiểm tra tên mình đặt có trùng lặp ý tưởng không.
IPGO cung cấp dịch vụ tra cứu sơ bộ nhãn hiệu miễn phí cho Quý khách hàng. Đừng ngần ngại liên hệ ngay với chúng tôi để được trợ giúp nếu bạn đang có nhu cầu tra cứu nhãn hiệu.
3.2. Tra cứu nhãn hiệu chuyên sâu (mức độ tin cậy đến 90%)
Tra cứu nhãn hiệu chuyên sâu là loại dịch vụ tra cứu nhãn hiệu mất phí, thường được cung cấp bởi các đơn vị chuyên môn như IPGO. Nếu không am hiểu cặn kẽ về các câu lệnh tra cứu nhãn hiệu, cũng như không có kiến thức chuyên sâu về việc đánh giá các nhãn hiệu tương tự gây nhầm lẫn thì công cụ tra cứu nhãn hiệu sơ bộ miễn phí gần như không thể giúp bạn đánh giá được khả năng bảo hộ của nhãn hiệu. Lúc này, bạn rất cần đến sự trợ giúp từ các đơn vị chuyên tư vấn về bảo hộ nhãn hiệu – chẳng hạn như IPGO. Chúng tôi sẽ gửi hồ sơ tra cứu nhãn hiệu của Quý khách cho kênh tra cứu riêng được thiết lập trong Cục Sở hữu trí tuệ để trực tiếp đánh giá.
Đầu tiên, tra cứu nhãn hiệu chuyên sâu được thực hiện trên cơ sở dữ liệu đầy đủ và cập nhật. Việc tra cứu này được thực hiện bởi những người có chuyên môn sâu sắc và có quyền truy cập vào cơ sở dữ liệu đầy đủ.
Thứ hai, tra cứu chuyên sâu nhãn hiệu sử dụng các câu lệnh tra cứu đầy đủ và chu đáo hơn nhiều. Ví dụ: trong tra cứu nhãn hiệu sơ bộ, người thực hiện sẽ tìm kiếm chính xác nhãn hiệu của bạn và một vài biến thể, chẳng hạn như các từ riêng biệt trong nhãn hiệu của bạn, số nhiều, từ đảo ngược, v.v… Tuy nhiên, với tra cứu nhãn hiệu chuyên sâu, hàng chục biến thể khác nhau của nhãn hiệu sẽ được kiểm tra cùng với ký tự đại diện xác định từng phần phụ quan trọng trong nhãn hiệu của bạn.
Thứ ba, tra cứu chuyên sâu nhãn hiệu thường cung cấp cho bạn ý kiến pháp lý phân tích các rủi ro mà bạn có thể gặp phải nếu theo đuổi việc đăng ký và sử dụng nhãn hiệu của mình. Đó không phải là sự chắc chắn 100%, vì luôn có khả năng xảy ra sự cố không được tìm thấy trong bất kỳ cơ sở dữ liệu nào, ngay cả với tra cứu chuyên sâu. Nhưng kết quả tra cứu chuyên sâu sẽ đưa ra một phân tích cụ thể cho phép bạn đánh giá rủi ro trước khi đầu tư xây dựng nhãn hiệu của mình. Với hình thức tra cứu này, độ chính xác của kết quả tra cứu có thể lên tới 90%.
4. Cách tra cứu nhãn hiệu
Sau đây, IPGO sẽ hướng dẫn bạn cách tra cứu nhãn hiệu sơ bộ để bạn đánh giá nhanh được tên nhãn hiệu mình đặt có trùng lặp ý tưởng với bất kỳ nhãn hiệu nộp trước nào tại Việt Nam hay không.
a) Cách tra cứu sơ bộ nhãn hiệu trên IP LIB (Thư viện số về Sở hữu công nghiệp) của Cục SHTT Việt Nam
Bước 1: Truy cập đường link tra cứu: http://iplib.noip.gov.vn/WebUI/WSearch.php
Bước 2: Nhập tên nhãn hiệu dự định đăng ký (Ví dụ: “IVY”) vào trường “Nhãn hiệu tìm kiếm”
Bước 3: Nhập thông tin vào trường Nhóm SP/DV (Ví dụ: nhập “25” (đây là Nhóm về Quần áo, đồ đi chân, đồ đội đầu)).
Muốn biết hàng hóa/dịch vụ do bạn cung cấp thuộc Nhóm nào, bạn có thể tham khảo trong Bảng phân loại hàng hóa/dịch vụ Ni-xơ được Cục Sở hữu trí tuệ áp dụng TẠI ĐÂY.
Nếu bỏ qua bước 3 này, kết quả tra cứu trả về sẽ bao gồm tất cả các đơn đăng ký nhãn hiệu có chứa từ “IVY”, không giới hạn chỉ thuộc Nhóm 25.
Bước 4: Nhấn vào nút tìm kiếm
Kết quả trả về như sau với 17 bản ghi tìm được như hình phía dưới.
Bạn có thể nhấp chuột phải vào từng “số đơn” và lựa chọn “Mở liên kết trong tab mới” để xem chi tiết cụ thể của từng bản ghi nhãn hiệu một. Ví dụ với bản ghi đầu tiên:
Bạn có thể thấy rằng đã tồn tại nhãn hiệu “ivy, hình” (Số bằng: 4-0080984-000) được bảo hộ cho Nhóm 25 về trang phục và ngày hết hạn của nhãn hiệu này là 16/08/2025 (tức vẫn còn hiệu lực tại thời điểm viết bài viết này). Vì vậy, bạn có thể đánh giá rằng nếu bạn dự định đăng ký nhãn hiệu “IVY” cho sản phẩm “quần áo” thì sẽ bị Cục SHTT từ chối vì trùng với nhãn hiệu đối chứng (Số bằng: 4-0080984-000) kể trên.
Ngoài ra, xin lưu ý rằng, với từ khóa “…”, kết quả trả về sẽ chỉ cho bạn biết nhãn hiệu tra cứu đã trùng với nhãn hiệu đăng ký trước của người khác cho cùng loại sản phẩm/dịch vụ hay chưa, mà có thể chưa hiển thị được các nhãn hiệu tương tự (ví dụ: “AIVY” hay “IVI”). Để thực hiện được sự tra cứu và đánh giá chính xác hơn sẽ yêu cầu bạn phải có kiến thức, kinh nghiệm về lĩnh vực nhãn hiệu.
b) Cách tra cứu sơ bộ nhãn hiệu trên WIPO
Trong quá trình Cục SHTT thẩm định đơn đăng ký nhãn hiệu của bạn, Cục SHTT sẽ xem xét không chỉ các đơn quốc gia nộp trực tiếp tại Việt Nam, mà còn xem xét các đơn quốc tế nộp qua hệ thống Madrid chỉ định vào Việt Nam.
Do đó, bạn cần tiếp tục tra cứu sơ bộ trên cơ sở dữ liệu nhãn hiệu toàn cầu của WIPO (WIPO’s Global Brand Database) nhằm tìm kiếm các nhãn hiệu đã đăng ký theo Hệ thống Madrid có chỉ định tại Việt Nam. Cách tra cứu nhãn hiệu trên WIPO về cơ bản cũng gần tương tự như cách tra cứu nhãn hiệu trên IP LIB với các bước như sau:
Bước 1: Truy cập đường link tra cứu: https://www3.wipo.int/branddb/en/
Bước 2: Nhập dữ liệu cần thiết vào các trường tra cứu
Tiếp tục với ví dụ trên: tra cứu nhãn hiệu “IVY” dự định đăng ký cho sản phẩm “quần áo” thuộc Nhóm 25 tại Việt Nam. Theo đó, một số trường tra cứu cần nhập dữ liệu bao gồm:
- Tại tab “Brand”: Nhập “IVY” ở mục “Text”
- Tại tab Class: Nhập 25 ở mục “Goods/Services Class (Nice)”
- Tại tab “Country”: Nhập VN ở mục “Designation”
Bước 3: Ấn vào nút Search để tra cứu và xem kết quả
Như bạn có thể thấy, kết quả trả về 7 bản ghi, trong đó có 3 bản ghi dưới cùng (có phần Source: WO TM) là các đơn quốc tế chỉ định vào Việt Nam.
Bạn có thể click vào từng bản ghi để xem chi tiết của từng nhãn hiệu đối chứng. Chẳng hạn như click vào nhãn hiệu đối chứng “IVY & OAK”. Thông tin nhãn hiệu sẽ hiện ra như sau:
Để xem được chi tiết tình trạng nhãn hiệu tại quốc gia Việt Nam, bạn tiếp tục click vào số đăng ký của nhãn hiệu, cụ thể trong trường hợp này là “1271215” như trên hình. Khi đó, một trang mới sẽ hiện ra, bạn lựa chọn Tab “By Office” và kế đến là “Viet Nam (VN)”. Tại đây, bạn có thể xem được tình trạng của đơn đăng ký nhãn hiệu đối chứng nêu trên khi được thẩm định bởi Cục SHTT Việt Nam.
Cách tính phí tra cứu nhãn hiệu hàng hóa
Phí tra cứu nhãn hiệu hàng hóa là một vấn đề được nhiều khách hàng quan tâm. Như đã nêu ở phần trên, thông thường chỉ loại hình tra cứu chuyên sâu nhãn hiệu mới phát sinh chi phí.
Chi phí tra cứu nhãn hiệu phụ thuộc vào bảng phí đưa ra của từng đơn vị cung cấp dịch vụ và sẽ được tính dựa trên căn cứ là 01 nhãn hiệu/Nhóm sản phẩm hoặc dịch vụ.
Ví dụ: Quý khách dự định tra cứu nhãn hiệu “IVY” cho các sản phẩm: Ví; túi xách tay; cặp sách; vali; mũ; khăn quàng; quần áo; giày; dép.
Với danh mục trên, các sản phẩm sẽ được phân loại thành 02 Nhóm là:
Nhóm 18: Ví; túi xách tay; cặp sách; vali.
Nhóm 25: Mũ; khăn quàng; quần áo; giày; dép
Chi phí tra cứu nhãn hiệu sẽ được tính là: Đơn giá/ 01 nhãn hiệu/nhóm x 02 nhóm.
Dịch vụ tra cứu nhãn hiệu của IPGO
IPGO là đơn vị có chuyên môn sâu và giàu kinh nghiệm trong việc tra cứu, đánh giá khả năng bảo hộ của nhãn hiệu. Nếu bạn đang dự định đăng ký nhãn hiệu và cần tra cứu nhãn hiệu trước nộp đơn, IPGO sẽ thực hiện dịch vụ tra cứu nhãn hiệu một cách chính xác, kịp thời. Dịch vụ tra cứu nhãn hiệu của IPGO bao gồm:
- Tra cứu sơ bộ miễn phí trước khi tiến hành tra cứu chuyên sâu để giúp khách hàng tối ưu chi phí;
- Tư vấn phân nhóm sản phẩm/dịch vụ gắn với nhãn hiệu theo Bảng phân loại danh mục hàng hóa dịch vụ Nice để xác định phạm vi bảo hộ tốt nhất cho khách hàng;
- Tiến hành tra cứu chuyên sâu nhãn hiệu một cách nhanh chóng (thường trong vòng 3-5 ngày làm việc) với mức độ tin cậy, chính xác cao (lên tới 90%);
- Tư vấn các dấu hiệu không được bảo hộ dưới danh nghĩa nhãn hiệu và những dấu hiệu có khả năng bảo hộ;
- Tư vấn cách sửa đổi nhãn hiệu hay bổ sung / loại bỏ các thành phần khi cần thiết để gia tăng khả năng đăng ký thành công của nhãn hiệu.
Nếu kết quả tra cứu nhãn hiệu chỉ ra rằng khả năng đăng ký thành công của nhãn hiệu là khả quan, IPGO có thể thay mặt khách hàng để thực hiện các thủ tục đăng ký nhãn hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ cũng như theo dõi hồ sơ đăng ký trong suốt quá trình thẩm định.