Hồ sơ Công bố thực phẩm bảo vệ sức khỏe nhập khẩu

Tại sao phải công bố thực phẩm bảo vệ sức khỏe nhập khẩu?

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe muốn được lưu hành trên thị trường Việt Nam cần phải được công bố tại Cục An toàn thực phẩm – Bộ Y tế trước khi nhập khẩu để đảm bảo tra cứu được nguồn gốc, xuất xứ của sản phẩm, thông tin sản phẩm rõ ràng và đảm bảo chất lượng sản phẩm.

Hồ sơ công bố thực phẩm bảo vệ sức khỏe nhập khẩu bao gồm:

  1. Bản công bố sản phẩm theo mẫu ban hành kèm theo Nghị định 15/2018/NĐ-CP. Trên bản công bố có ghi rõ thông tin công bố là phù hợp theo bản tiêu chuẩn cơ sở của nhà sản xuất.
  2. Bản tiêu chuẩn sản phẩm (Specification of Product, viết tắt là SPEC) do nhà sản xuất nước ngoài ban hành, có ký tên và đóng dấu của người có thẩm quyền. SPEC được dịch thuật sang tiếng việt và đóng dấu xác nhận của tổ chức, cá nhân công bố.
  3. Phiếu kết quả kiểm nghiệm an toàn thực phẩm của sản phẩm trong thời hạn 12 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ được cấp bởi phòng kiểm nghiệm được công nhận phù hợp ISO 17025 hoặc phòng kiểm nghiệm được chỉ định. Các chỉ tiêu kiểm nghiệm phù hợp theo bản tiêu chuẩn sản phẩm, kiểm nghiệm các chỉ tiêu an toàn của sản phẩm về ô nhiễm vi sinh và kim loại nặng (bản chính).
  4. Nhãn sản phẩm được lưu hành tại nước xuất xứ được dịch sang tiếng Việt và đóng dấu xác nhận của tổ chức, cá nhân công bố. Bổ sung thêm nhãn phụ bằng tiếng Việt có ghi đầy đủ các nội dung bắt buộc phải có đối với thực phẩm bảo vệ sức khỏe, bao gồm:

– Định lượng;

– Ngày sản xuất; Hạn sử dụng;

– Thành phần và định lượng thành phần của sản phẩm;

– Hướng dẫn sử dụng và bảo quản;

– Công bố khuyến cáo về nguy cơ đối với sức khỏe và môi trường (nếu có);

– Ghi rõ cụm từ: “Thực phẩm bảo vệ sức khỏe”; và “Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh”.

– Tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân công bố.

– Tên và địa chỉ của tổ chức cá nhân sản xuất sản phẩm.

– Xuất xứ của sản phẩm.

  1. Giấy chứng nhận lưu hành tự do (Certificate of Free Sale) hoặc Giấy chứng nhận y tế (Health Certificate) hoặc Giấy chứng nhận xuất khẩu (Certificate of Exportation) của cơ quan có thẩm quyền của nước xuất xứ/xuất khẩu cấp có nội dung bảo đảm an toàn cho người sử dụng hoặc được bán tự do tại thị trường của nước sản xuất/xuất khẩu được hợp pháp hóa lãnh sự và dịch sang tiếng Việt.
  2. Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đạt yêu cầu Thực hành sản xuất tốt (GMP) hoặc tương đương (bản chính) của nhà sản xuất. Trên giấy chứng nhận GMP phải có dạng bào chế tương ứng với dạng bào chế của sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe cần công bố. Trong tình hình dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp, nhiều nhà sản xuất đã được cơ quan quản lý tự động gia hạn hiệu lực của giấy chứng nhận GMP.
  3. Bằng chứng khoa học chứng minh công dụng của sản phẩm hoặc của thành phần tạo nên công dụng đã công bố (có đóng dấu xác nhận của tổ chức, cá nhân công bố sản phẩm).

– Nếu tài liệu bằng tiếng nước ngoài phải dược dịch thuật sang tiếng việt bởi cơ quan dịch thuật có thẩm quyền và được đóng dấu xác nhận của các nhân, tổ chức công bố sản phẩm.

– Khi bằng chứng khoa học về công dụng thành phần của sản phẩm được sử dụng để làm công dụng cho sản phẩm thì liều sử dụng hàng ngày của sản phẩm tối thiểu phải lớn hơn hoặc bằng 15% lượng sử dụng thành phần đó đã nêu trong tài liệu.

KHÁCH HÀNG CẦN CUNG CẤP HỒ SƠ GÌ KHI TIẾN HÀNH CÔNG BỐ THỰC PHẨM BẢO VỆ SỨC KHỎE NHẬP KHẨU?

Trong quá trình thực hiện công bố thực phẩm bảo vệ sức khỏe nhập khẩu, khách hàng cần cung cấp cho IPGO các thông tin và hồ sơ sau:

– Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp công bố (bản sao y công chứng).

– Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đạt yêu cầu Thực hành sản xuất tốt (GMP) của nhà sản xuất. Tuy nhiên có một số nước không cấp giấy chứng nhận GMP cho sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe, khi đó làm thế nào để có thể đầy đủ hồ sơ tiến hành công bố? IPGO chúng tôi sẵn sàng tư vấn để quý công ty có được hồ sơ đầy đủ và tiến hành công bố nhanh nhất.

– Mẫu và nhãn sản phẩm.

– Giấy chứng nhận lưu hành tự do đã được hợp pháp hóa lãnh sự.

– Bản tiêu chuẩn sản phẩm (SPEC) từ nhà sản xuất.

            Sau khi nhận đủ thông tin và hồ sơ khách hàng cung cấp, IPGO sẽ tiến hành kiểm tra hồ sơ hợp lệ và xử lý hồ sơ, đại diện khách hàng nộp hồ sơ lên cơ quan nhà nước có thẩm quyền, nhận kết quả và bàn giao lại Phiếu tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm. Như vậy, khách hàng chỉ cần gửi thông tin và hồ sơ, IPGO sẽ giúp khách hàng nộp hồ sơ lên cơ quan có thẩm quyền mà khách hàng không cần phải mất nhiều thời gian như khi tự nộp hồ sơ.

Cơ quan xử lý: Cục An toàn thực phẩm – Bộ y tế.

Kết quả xử lý: Phiếu tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm (bản online trả trên cổng thông tin của Cục).

Thời gian thực hiện: Từ 20 đến 30 ngày tính từ thời điểm IPGO nhận đủ hồ sơ.

Ngoài dịch vụ công bố mỹ phẩm, IPGO còn thực hiện các dịch vụ khác như:

  • Công bố thực phẩm thường, mỹ phẩm, đồ gia dụng, đăng ký mã số mã vạch.
  • Chứng nhận ISO 9001, ISO 22000, ISO 14000, ISO 13485, HACCP.
  • Tư vấn doanh nghiệp.
  • Tư vấn sở hữu trí tuệ: đăng ký nhãn hiệu, đăng ký bản quyền,…

Để biết thêm thông tin, quý khách hàng vui lòng liên hệ hotline: 0948 622 612.

Hoặc gửi email tới: banquyen14@gmail.com