Luật bảo hộ bản quyền hay được nói chính xác hơn là Luật sở hữu trí tuệ. Luật sở hữu trí tuệ ở Việt Nam được ban hành đầu tiên vào ngày 29/11/2005, có hiệu lực ngày 01/7/2006. Luật bảo hộ đối với bản quyền quy định về quyền tác giả, các quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng và việc bảo hộ các quyền đó.
Đăng ký bảo hộ bản quyền là gì?
Một số quyền nhân thân của bản quyền được pháp luật bảo hộ không thời hạn gồm có:
- Quyền đặt tên cho tác phẩm; quyền đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm;
- Quyền được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng;
- Quyền công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm;
- Quyền bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.
- Các quyền nhân thân khác và quyền tài sản của quyền tác giả có thời hạn bảo hộ như sau:
- Tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng, tác phẩm khuyết danh có thời hạn bảo hộ là bảy mươi lăm năm, kể từ khi tác phẩm được công bố lần đầu tiên;
- Tác phẩm không thuộc loại hình nêu trên và tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng chưa được công bố trong thời hạn hai mươi lăm năm, kể từ khi tác phẩm được định hình thì có thời hạn bảo hộ là suốt cuộc đời tác giả và năm mươi năm tiếp theo năm tác giả chết; trường hợp tác phẩm có đồng tác giả, thì thời hạn bảo hộ chấm dứt vào năm thứ năm mươi sau năm đồng tác giả cuối cùng chết;
- Thời hạn bảo hộ chấm dứt vào thời điểm 24 giờ ngày 31 tháng 12 của năm chấm dứt thời hạn bảo hộ quyền tác giả.
Tại sao lại cần Luật bảo hộ bản quyền?
Trước khi cung cấp thông tin đến các bạn, chúng tôi muốn giải thích thêm về luật bản quyền bằng cách chỉ ra một số khái niệm sai lầm mà trước giờ ít nhất một lần chúng ta mắc phải.
Đó là khi chúng ta đọc bài bài thơ trên mạng, chúng ta tự tiện copy về dùng như của mình mà không được sự đồng ý của tác giả vì chúng ta nghĩ rằng không ai hay biết hay phát giác gì. Hay chúng ta vẫn hay nghĩ những công ty lớn mới phải cần đăng ký bản quyền Logo, bản quyền, hoặc dụ là tôi có sử dụng những bài viết, hình ảnh của bạn trên mạng mà tôi không biết luật nên tôi vô tội…. và còn vô số những trường hợp khác.
Xin thưa với các bạn rằng, đó là những suy nghĩ sai lầm trầm trọng.
Có thể thời điểm trước đây ở Việt Nam, Luật bản quyền chưa được phổ biến rộng rãi cho nên vẫn tồn tại những sai lầm như trên trong ý thức của chúng ta vẫn nghĩ. Bạn nên biết rằng, thông tin trên mạng bao gồm bài viết, hình ảnh, tutorial, video clip được gọi là sản phẩm trí tuệ và được bảo vệ bởi Luật bản quyền (Luật sở hữu trí tuệ). Nó không miễn phí và cũng không dễ dàng để bạn có thể tùy tiện sử dụng bất cứ lúc nào mà không được sự đồng ý của chủ sở hữu nó. Đương nhiên, việc sử dụng tùy tiện sản phẩm sở hữu trí tuệ của người khác luôn tiềm ẩn những rủi ro pháp lý mà bạn khó ngờ.
Đối tượng nào được Luật bảo hộ bản quyền bảo vệ là gì?
Bản quyền là quyền của tổ chức, cá nhân, bao gồm quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả.
Đối tượng được Luật bản quyền bảo vệ bao gồm:
- Đối tượng quyền tác giả bao gồm tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học; đối tượng quyền liên quan đến quyền tác giả bao gồm cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hoá.
- Đối tượng quyền sở hữu công nghiệp bao gồm sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, bí mật kinh doanh, nhãn hiệu, tên thương mại và chỉ dẫn địa lý.
- Đối tượng quyền đối với giống cây trồng là giống cây trồng và vật liệu nhân giống.
Lơ là trong việc hiểu không đúng tầm quan trọng của Luật bảo hộ bản quyền luôn tiềm ẩn những rủi ro về mặt pháp lý mà bạn có thể phải đối mặt. Do vậy việc bảo vệ Luật bản quyền và tôn trọng quyền tác giả là việc nên làm vì thứ nhất nó tiềm ẩn hành vi vi phạm pháp luật và thứ hai “ăn cắp” một cái gì đó dù là sản phẩm trí tuệ đều không phù hợp với đạo đức và truyền thống của người Việt Nam.